Các hiện tượng tĩnh điện

Các hiện tượng tĩnh điện
Hiện tượng tĩnh điện là gì? các hiện tượng tĩnh điện nhận biết thế nào?
Các hiện tượng tĩnh điện
Như các bạn đã biết, vào mùa đông, thời tiết lạnh giá, hanh khô thì nhiều người thường lo sợ khi bỗng dưng thấy điện giật tanh tách khi vô tình chạm vào nắm cửa, bật công tắc đèn hoặc vô tình chạm vào đồ vật kim loại, thậm chí chạm vào nhau cũng bị giật.
Con người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa, hoặc một số hành động cọ xát khác.
Như vậy, các hiện tượng trên có tên là hiện tượng tĩnh điện, theo các chuyên gia nếu bị giật điện như các hiện tượng nêu trên là bị giật tĩnh điện.

Nguyên nhân gây ra tĩnh tĩnh điện là gì?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng tĩnh điện là do hai vật rắn cọ sát vào nhau, một vật sẽ bị mất electron sẽ mang điện tích dương và một vật được nhận electron sẽ mang điện tích âm. Do vật nhận electron có nhiều khoảng trống trong lớp vỏ ngoài cùng của nó, còn vật bị mất electron thì có các electron liên kết yếu, do đó mà electron có thể di chuyển từ vật này sang vật kia tạo ra sự mất cân bằng điện tích.
Vì, các điện tích có cùng dấu (+) hoặc (-) thì đẩy nhau, vì vậy, chúng có xu hướng di chuyển ra ngoại vi của vật nhiễm điện càng xa càng tốt. Đây chính là lý do khiến tóc bị dựng đứng khi cơ thể bị nhiễm điện.

Chống tĩnh điện là gì?

Chống tĩnh điện hay còn gọi là khử tĩnh điện, là việc sử dụng các vật liệu dẫn điện có điện trở cho phép trong khoảng từ 104 Ω đến 109 Ω nhằm làm tiêu tán các điện tích được sinh ra hay đưa các điện đó xuống hệ thống và nối đất, nhằm bảo vệ sản phẩm tránh khỏi các tác nhân gây chập, cháy, nổ,… hoặc bảo vệ sức khỏe con người trong quá trình sản xuất.

Phòng tránh hiện tượng tĩnh điện trong mùa đông

Để phòng tránh hiện tượng tĩnh điện trong những ngày rét cần: Không đi giày dép bằng chất liệu cao su (lý do là cao su có chất cách điện mạnh, làm tăng khả năng gây tĩnh điện khi đi qua tấm thảm, bằng len, nilon… nên chọn giày da).
Tiếp đó, cần tăng cường độ ẩm cho không khí. Việc sử dụng máy phun sương, tạo ẩm… ở nhà sẽ giúp giảm thiểu sự tĩnh điện, nổ tanh tách khi có sự ma sát giữa người, vật.
Cần lưu ý chọn chất liệu quần áo, nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton.
Xoa kem dưỡng ẩm cho tay thường xuyên, đây là cách tuyệt vời tránh gây tĩnh điện trong điều kiện thời tiết hanh khô.
Sử dụng giấy dryer sheet (giống như giấy ăn nhưng mỏng hơn, được dùng trong quá trình sấy khô quần áo). Giúp cân bằng điện tích và ngăn chặn sự tích tụ điện tích truyền vào cơ thể.

Thông tin công ty
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ HLI
MST : 5200870433
Vui lòng liên hệ trước để được hướng dẫn chọn kho hàng gần bạn nhất
Hotline: 0911.080.732– 0963.013.744
Email: kinhdoanhhlivietnam@gmail.com
Website: https://hli.vn/

Xem thêm: Chống tĩnh điện là gì?

2 Replies to “Các hiện tượng tĩnh điện”

  1. Pingback: Giải pháp chống tĩnh điện - Kết Nối Cuộc Sống

  2. Pingback: Giải pháp chống tĩnh điện - Kết Nối Cuộc Sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*